Quyển sách mỏng là tổng hợp nhiều bài viết của Murakami được xuất bản năm 2015. Tác giả tinh chỉnh lại từ quan điểm của người viết lách hơn 30 năm ở tuổi 64 nên dù được biên tập nhiều lần nhưng vẫn thằng thắn, đả kích trực tiếp vào văn hóa Nhật. Đây là điểm bất ngờ, và điểm nhấn duy nhất nổi bật trong toàn bộ quyển sách. Do là sách tự sự nên sách không có yếu tố kỳ ảo, tình tiết li kì như những quyển tiểu thuyết thường gặp của Murakami. Sự khiêm tốn, thẳng thắn là cái đọng lại sau khi đọc xong quyển sách nghiêm túc mô tả sự nghiệp văn chương của nhà văn Nhật không bằng cấp giữa đất nước chuộng theo số đông, ông cứ nổi bật lên giữa văn hóa "faceless" như một nhà văn nổi loạn dù ở tuổi 30 hay đến tuổi bên kia đồi.
Như ông nhận đinh trong sách của mình, độc giả thường tự nhận
thấy mình trong văn ông, người đọc dễ dàng cảm thán, sao giống mình quá, không
phải ở sự nghiệp văn chương mà là quan điểm, cách nhìn nhận đất nước, xã hội của
nhà văn thành thật này. Sự đồng điệu, lối viết chân thực có lẽ đã giữ chân độc
giả, độc giả trưởng thành theo độ tuổi của nhà văn, song hành cùng sách của ông
từ tác phẩm đầu tay “Hear the wind sing” tới tiểu thuyết “Killing Commendatore”
gần đây nhất xuất bản năm 2017. Quyển “Novelist as a Vocation” không vui tươi,
không có những đoạn thắt mở cao trào, không biến tấu câu chữ sắc sảo mà cứ lặng
lẽ, từ tốn, chi tiết đi vào vấn đề mặt trái của văn chương nước Nhật nói riêng
và cũng là tựu chung của guồng máy văn học thế giới. Có lẽ vì thẳng thắn nên là
nhà văn nổi tiếng thế giới, viết lách đã 45 năm, tài sản của ông chỉ tới con số
100 triệu USD. Con số này so với nghiệp diễn viên Vicki Zhao Wei, nổi tiếng từ
vai diễn Tiểu Yến Tử từ năm 1998, tới hiện tại là 25 năm thành đạt thì Murakami
thua đến 1 con số “0”. Quả là nghiệp viết văn không kiếm được nhiều tiền như ông
nhận định trong sách của mình. Nói đi cũng phải nói lại, dù có khối tài sản khủng
nhưng diễn viên nữ làm nghề chỉ vỏn vẹn được 10 năm thanh xuân khi còn tươi đẹp,
mơn mởn. Nhan sắc là cái không bền vững nhưng diễn viên thì vẫn phải đẹp, báo
chí và người đời vẫn săm soi nhan sắc của diễn viên. Đã không còn có vai phù hợp
để đóng phim, lại phải căng mình giữ gìn nhan sắc, loay hoay kinh doanh để giữ
mình năng động, không tránh được bị dòm ngó mỗi bước đi thì làm nhà văn dù cũng
bị dòm ngó nhưng vẫn được làm công việc mình hứng thú, có tiền đủ xài thôi tính
ra số phận vẫn tốt hơn?
1 điểm thú vị khác là Murakami như bất kỳ nhà văn nam bình
thường nào, hồi tưởng lại niềm vui thời đi học của ông là đọc sách, nghe nhạc,
có bạn bè tốt và “các cô gái dễ thương”. Điểm này ta bắt gặp lại nhà văn Nguyễn
Nhật Ánh, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và rất nhiều bộ phim theo quan điểm này. Âu cũng
là điều tự nhiên như phụ nữ thời đi học cũng có bấy nhiêu niềm vui tương tự, ngắm
trai đẹp cũng là niềm vui đi học cho tới ra đời làm việc. Dù có thừa nhận hay
không thì đây là bản năng của phụ nữ, ngắm nhìn và thưởng thức cái đẹp của phe
khác giới là bản năng của cả hai giới. Có thể không vỗ ngực tự xưng, tự hào ra mặt như cánh
đàn ông nhưng phụ nữ khi bước ra đường phải đẹp thì họ cũng kì vọng ở cái họ nhìn
tới sẽ đạt được chuẩn mực tương xứng. Nên không có gì lạ khi phụ nữ thành đạt,
có tiền quay ra quen trai trẻ, không khác gì đại gia cặp kè hot girl đáng tuổi con gái họ. Có thừa
nhận hay không thì hành động cũng tự bộc lộ bản chất.
Tản mạn những ngày mưa chuyển pha La Nina đọc sách nhà văn Nhật
75 tuổi.
No comments:
Post a Comment