So với các nữ tác giả Ann Patchett hay Elizabeth Gilbert thì Seni Glaister có phong cách khác hoàn toàn, có thể nói văn phong của Glaister gần với Amy Tan, không sắc sảo, câu chữ và lời thoại không xuất sắc, nhấn nhá gây bất ngờ cho người đọc. Hội thoại là việc chính các nhân vật trong tiểu thuyết Mr Doubler begins again làm. Âu cũng dễ hiểu, nhân vật đa số là những người lớn tuổi nghỉ hưu thích quây quần, tám, khuyên bảo. Họ đã làm việc và quan sát cả một đời để có quyền nói suốt quyển sách.
Nhưng điểm hay của quyển sách là vun đắp, rẽ lỗi tạo tình
người cho những người già cô đơn, những người già nghỉ hưu bất thần rảnh rỗi với
vô số thời gian và định kiến riêng đã xây đắp cả đời vẫn tự tìm đường vượt qua
những rào cản của bản thân và tìm lối sống tiếp tuổi già phía trước bất chấp hoàn
cảnh. Ai chẳng mong mình sẽ đủ dũng khí, may mắn làm được như vậy lúc cuối đời.
Câu chuyện cũng nhắc khéo tất cả người làm con cái về cảm giác của cha mẹ họ, về
bổn phận báo đáp, chữ hiếu mà người trẻ cần làm cho các bậc sinh thành.
Tuy hơi đơn giản, câu chuyện không khó đọc hay nhảm nhí. Thôn
quê nước Anh và cuộc sống ở nông trại, điền viên cũng là cái giữ người đọc Việt
Nam ngày qua ngày sống với các bức tường, cao ốc thành phố có chút cảm giác cái
lạnh tê buốt mùa đông, cái “chill” xuân sắp về qua đôi mắt, cảm nhận của ông lão
trồng khoai tây.
Làm một tách âm ấm và đọc các ông các bà tâm sự chuyện đời,
chuyện người, chuyện con cái cũng không phải tệ.
No comments:
Post a Comment