Đời không phải lúc nào cũng màu hồng, những người viết sách cũng lựa chọn màu sách theo cách riêng.
Tôi không cố ý lãng mạn hóa tác giả. So với một chuyên viên văn phòng, người viết sách cũng không khác lắm.
Cùng ngồi bên bàn làm việc, ôm cái laptop. Có thể hoàn cảnh môi trường xung quanh thay đổi một chút, cũng có thể thay cái laptop bằng giấy bút nhưng về cơ bản laptop hay giấy bút chỉ là công cụ cả 2 nghề đều cần xài. Cả hai nghề đều phải tiêu tốn một lượng lớn thời gian bên bàn làm việc cùng chiếc laptop để đưa ra sản phẩm. Một người nhân viên làm dữ liệu phải dựa vào kinh nghiệm của mình để kiểm tra các con số. Dùng logic và kiến thức để chỉnh sửa, ghép nối dữ liệu với nhau. Báo cáo cuối cùng ra còn phải kiểm tra chính tả (!!!), gióng hàng cột mới đem nộp. Kinh nghiệm sống, kiến thức, logic là tủy sống, cốt lõi tạo ra quyển sách hay.
Nếu chỉ viết một bài cảm nhận, phiêu lưu, ủy mị, sáng tạo sẽ là đủ. Nhưng để viết được những quyển sách như của Dan Brown, Haruki Murakami,… rõ ràng trí tưởng tượng không thôi là chưa đủ.
Không có gì lạ khi các nhà văn thành công ở tuổi 30 đổ lên, tác giả Rừng Na Uy, tác giả Harry Potter… Sống đủ lâu để có cái nhìn trung lập hơn, không quá khích, non nớt như những tác phẩm của người trẻ tuổi. Hệ quả của trưởng thành là những quyển sách Oxford yêu thương, Gào, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu,... chỉ còn là nốt nhạc mong manh, vang lên rồi rơi vào quên lãng.
Người học xã hội, logic sẽ không bằng người học Toán. Có lẽ vì vậy ít người học Toán đọc sách Văn học. Khoan nói về tính kiên nhẫn, người học Toán rất nhạy lỗi logic. Sách Văn học siêu logic thì sẽ thành sách Toán học không? Nhưng người viết văn có óc quan sát, tính tỉ mỉ phân tích. Một sự vật, hiện tượng, sự kiện xảy ra trong sách khi nào, ở đâu, lúc nào sẽ có lớp lang theo cách tác giả hiểu và nhìn nhận thế giới. Khi ta đọc sách, ta đang đi tìm người có cùng thế giới quan với mình. Nên không khó hiểu khi trong một tủ sách, sẽ có vài tác giả sách đặc biệt nhiều hơn. Giống như người bạn tâm giao, đọc chán chê rồi, vẫn sẽ nhớ quay lại tìm đọc quyển khác.
Hai quyển Bao điều chưa nói & Những đốm lửa lưu lạc của Celeste Ng đều nhuốm màu xám, chỉ có sắc độ tối sáng khác nhau. Ban đầu Mọt có nói màu sắc là do lựa chọn của tác giả nhưng có thể Mọt sai. Nó còn là tác động của môi trường, hoàn cảnh sống. Celeste Ng là người Mỹ gốc Hoa. Bà quá hiểu thế nào là nạn phân biệt chủng tộc nơi đất Mỹ. Nếu người Việt Nam qua Nhật sinh sống theo chính sách mở cửa cho dân số trẻ, những đứa trẻ Việt sinhở Nhật sẽ có bị phân biệt đối xử? Lương của chúng có như người Nhật? Chứ không phải là mức lương của người mẹ sinh ra nó ở đất Nhật?
Sinh ra trong hoàn cảnh như Celeste Ng, nếu bà có một giọng văn lạc quan, sống động, Mọt thiết nghĩ các sách nổi tiếng của chị chắc không bao giờ xuất hiện. Lạc quan sinh ra từ niềm tin, hi vọng vượt lên trên hoàn cảnh sẽ khác với lạc quan không nhìn ra được thứ trước mặt mình là tệ hại. Sự lãng mạn của nhà văn phải chăng đến từ niềm tin và trí tưởng tượng vượt lên hoàn cảnh?
Tôi không cố ý lãng mạn hóa tác giả. So với một chuyên viên văn phòng, người viết sách cũng không khác lắm.
Cùng ngồi bên bàn làm việc, ôm cái laptop. Có thể hoàn cảnh môi trường xung quanh thay đổi một chút, cũng có thể thay cái laptop bằng giấy bút nhưng về cơ bản laptop hay giấy bút chỉ là công cụ cả 2 nghề đều cần xài. Cả hai nghề đều phải tiêu tốn một lượng lớn thời gian bên bàn làm việc cùng chiếc laptop để đưa ra sản phẩm. Một người nhân viên làm dữ liệu phải dựa vào kinh nghiệm của mình để kiểm tra các con số. Dùng logic và kiến thức để chỉnh sửa, ghép nối dữ liệu với nhau. Báo cáo cuối cùng ra còn phải kiểm tra chính tả (!!!), gióng hàng cột mới đem nộp. Kinh nghiệm sống, kiến thức, logic là tủy sống, cốt lõi tạo ra quyển sách hay.
Nếu chỉ viết một bài cảm nhận, phiêu lưu, ủy mị, sáng tạo sẽ là đủ. Nhưng để viết được những quyển sách như của Dan Brown, Haruki Murakami,… rõ ràng trí tưởng tượng không thôi là chưa đủ.
Không có gì lạ khi các nhà văn thành công ở tuổi 30 đổ lên, tác giả Rừng Na Uy, tác giả Harry Potter… Sống đủ lâu để có cái nhìn trung lập hơn, không quá khích, non nớt như những tác phẩm của người trẻ tuổi. Hệ quả của trưởng thành là những quyển sách Oxford yêu thương, Gào, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu,... chỉ còn là nốt nhạc mong manh, vang lên rồi rơi vào quên lãng.
Người học xã hội, logic sẽ không bằng người học Toán. Có lẽ vì vậy ít người học Toán đọc sách Văn học. Khoan nói về tính kiên nhẫn, người học Toán rất nhạy lỗi logic. Sách Văn học siêu logic thì sẽ thành sách Toán học không? Nhưng người viết văn có óc quan sát, tính tỉ mỉ phân tích. Một sự vật, hiện tượng, sự kiện xảy ra trong sách khi nào, ở đâu, lúc nào sẽ có lớp lang theo cách tác giả hiểu và nhìn nhận thế giới. Khi ta đọc sách, ta đang đi tìm người có cùng thế giới quan với mình. Nên không khó hiểu khi trong một tủ sách, sẽ có vài tác giả sách đặc biệt nhiều hơn. Giống như người bạn tâm giao, đọc chán chê rồi, vẫn sẽ nhớ quay lại tìm đọc quyển khác.
Hai quyển Bao điều chưa nói & Những đốm lửa lưu lạc của Celeste Ng đều nhuốm màu xám, chỉ có sắc độ tối sáng khác nhau. Ban đầu Mọt có nói màu sắc là do lựa chọn của tác giả nhưng có thể Mọt sai. Nó còn là tác động của môi trường, hoàn cảnh sống. Celeste Ng là người Mỹ gốc Hoa. Bà quá hiểu thế nào là nạn phân biệt chủng tộc nơi đất Mỹ. Nếu người Việt Nam qua Nhật sinh sống theo chính sách mở cửa cho dân số trẻ, những đứa trẻ Việt sinhở Nhật sẽ có bị phân biệt đối xử? Lương của chúng có như người Nhật? Chứ không phải là mức lương của người mẹ sinh ra nó ở đất Nhật?
Sinh ra trong hoàn cảnh như Celeste Ng, nếu bà có một giọng văn lạc quan, sống động, Mọt thiết nghĩ các sách nổi tiếng của chị chắc không bao giờ xuất hiện. Lạc quan sinh ra từ niềm tin, hi vọng vượt lên trên hoàn cảnh sẽ khác với lạc quan không nhìn ra được thứ trước mặt mình là tệ hại. Sự lãng mạn của nhà văn phải chăng đến từ niềm tin và trí tưởng tượng vượt lên hoàn cảnh?
No comments:
Post a Comment