Tựa sách cùng tên với họa phẩm của họa sĩ người Hà Lan Carel Fabritius. Đi lùng sách tranh của họa sĩ thời xưa giống như mò kim đáy bể nhưng có công nghệ thông tin rồi thì mọi chuyện cũng thuận lợi hơn. Nhìn được bức tranh cỡ nhỏ là chuyện có thể, tìm được sách viết về đích danh tác phẩm Con sẻ vàng thì không đơn giản vì ông mất quá sớm. Phải tìm tới những sách chuyên về thời đại của Fabritius cùng với danh họa Rembrandt thì có thể có, thời đại Golden Age. Các sách tranh phổ biến ở Việt Nam mà có thể mua liền không cần chờ Amazon giao từ nước ngoài về chỉ ở mức kiến thức nền giải thích những bức tranh phổ biến như sách của NXB Usborne, quyển Introduction to Art, hay The story of painting; NXB DK với quyển Great paintings. Tìm sách theo tên 2 nhà xuất bản này, sẽ có khi tìm được sách nội dung vừa riêng biệt lại có thể dùng sách để tặng hoặc trang trí nhà cửa vì sách in màu và khổ lớn, nội dung cũng được đầu tư, không nham nhở hình bể nét như một số sách in màu của Việt Nam.
https://tiki.vn/cty-sach/dk-publishing.html
https://tiki.vn/cty-sach/usborne-publishing.html
Đọc xong sách của 2 nhà xuất bản này tham vọng được đi tới tận bảo tàng có tranh gốc càng rõ rệt hơn.
Sách của Donna Tartt có nhịp độ chậm rãi, suy tưởng theo suy nghĩ của nhân vật chính, một người nghiện trốn chạy thế giới, có tình yêu với những cổ vật tĩnh tại và có một cậu bạn thân lúc nào cũng nhảy cà tưng tưng. Âu cũng là qui luật bù trừ.
Cái đẹp làm nên quyển sách này là tình cảm dành cho mẹ và ngược lại. Cuộc đời trớ trêu, phiêu lưu của cậu bé đồng hành cùng một danh họa cũng là mảng kiến thức riêng biệt ít người nghiên cứu. Dan Brown thì chuyên về biểu tượng học, Haruki Murakami hơi thiên về cấu trúc cơ trên cơ thể con người, Roberto Bolano thì đậm chất triết học hình học. Giọng văn của Donna Tartt dựng lên hình ảnh con người bị động, cùng đường, số phận của những đứa trẻ gia đình tan nát, số phận chông chênh theo tay người giám hộ, người cha người mẹ. Có lúc ta cũng muốn đồng tình với ý định tự tử của nhân vật chính, may sao bức tranh là mối dây mỏng manh hiện hữu, là di vật kéo nhân vật chính về hướng tích cực hơn. Cách xây dựng nhân vật nam chính bị động làm ta có cảm tưởng đây là một phụ nữ, hay tác giả đang cố gắng mô tả cuộc sống của một người trầm cảm sau sang chấn nặng. Có lẽ vế hai sẽ đúng hơn vì một người phụ nữ cũng không chấp nhận để bản thân mình bị động đến vậy. Chim sẻ bị gông cùm khỏi tự do cũng là hình ảnh tự họa cho nhân vật chính, cậu đã từng nếm trải hạnh phúc nhưng vẫn bị cái dây xích là vụ đánh bom năm xưa ám ảnh, định hình con người cho tới khi trưởng thành. Nhưng ai sống không có một sợi xích như vậy níu chân?
Sống giữa thời covid, bản thân mình không biết ngày nào sẽ bị lây nhiễm, sống như mọi người thì sẽ hủy hoại môi trường nhưng sống khác thì sẽ như thế nào? Lối thoát nào cho vũng lầy của chúng ta nếu không ai dám làm điều không ai dám làm. Cứ tìm tòi cho dù biết là bị xích, tới một ngày xích giãn hay chân ta đã biến dị thì ta sẽ đạt được mục đích?
No comments:
Post a Comment