Vô tình lại đọc thêm một quyển sách của Keigo Higashino. Lúc đọc đoạn đầu cứ ngỡ là dân kỹ sư bây giờ chuyển ngành hết rồi. Vậy thì dân xã hội chuyên văn phải hợp tác với dân logic nhiều hơn để ra được tác phẩm trinh thám hay, mới mong bì được khả năng tư duy logic của dân chuyên toán.
Lối hành văn của năm 2005 trong Phía sau nghi can X cũng không
khác mấy tác phẩm năm 2001 tên Đơn phương của Keigo Higashino. Hơi cứng và hoàn
toàn tập trung vào hiện tượng, hành động của nhân vật. Lối viết văn trinh thám Nhật
sẽ khác với Dan Brown, hẳn là không thể so giữa 2 nhà văn này với nhau được.
Hạt sạn đầu tiên là các nhân vật nữ cực kỳ lép vế. Tầm 1 tiếp
viên quán bar, 2 mama, 1 nữ sinh trung học xuất hiện từ đầu đến cuối sách. Phía
bên kia có 2 thiên tài, 2 viên điều tra, 1 sếp điều tra, 1 giám đốc nhà in, vài
người vô gia cư, 1 ông chồng sa cơ thất thế, 1 đồng chủ tiệm cơm. Hai phe cực kỳ
chênh lệch về trình độ, gia thế cũng như số lượng trong sách trinh thám này.
Điểm kỳ lạ tiếp theo là thầy giáo cấp 3 thiên tài này sống tầm
50 tuổi vẫn không có mảnh tình vắt vai. Điểm này khá lạ, có thể đặt giả thuyết
là nhân vật thiên tài là người không có tính dục. Nếu anh có những nhu cầu bình
thường thì sẽ có gái dịch vụ, hoặc bạn gái qua đường. Và phụ nữ không thiếu người
nhận ra được cái tốt của người thuần logic để xây đắp hạnh phúc.
Dĩ nhiên tác phẩm đoạt giải phải có gì đó mới níu được người
đọc tiếp tục đọc và tìm mua sách của Keigo Higashino. Cốt truyện và vụ án lạ lùng
vẫn đủ hấp dẫn lôi cuốn cho tới khi kết thúc để coi cuối cùng nghi can X này sẽ
đi tới cái kết nào. Có thể hai hạt sạn này không phải do tác giả mà nó thuần phản
ánh lại xã hội lúc đó?
No comments:
Post a Comment