Saturday, May 7, 2022

[Điểm sách] Người đua diều – Khaled Hosseini

 Quyển sách nhỏ dày 457 trang xuất bản vào năm 2003 này cuốn bạn vào câu chuyện của xứ Hồi giáo liên tục, chỉ vài ngày là đọc xong quyển sách. Cách viết kỳ lạ, nhún nhường, tình cảm, mô tả một đất nước đông đúc, êm đềm trước chiến tranh đã tan nát như thế nào.

Tác giả của bộ sách trứ danh Harry Potter từng chia học sinh trong thế giới phù thủy ra 4 nhà, trong đó nhà Gryffindor là tập hợn những con người có lòng can đảm. Nhưng khi đọc truyện, ta thấy đó chỉ là những cô bé, cậu bé Herminon, Ron, Neville Longbottlm,… với những lo lắng hàng ngày của học trò, cũng chật vật đấu tranh nội tâm, sợ hãi riêng của mình. Bạn sẽ gặp lại hình ảnh này trong câu chuyện của Khaled Hosseini. Can đảm có tự nhiên sinh ra đã có, hẳn khó có câu trả lời chính xác được. Can đảm hay lo chuyện bao đồng,  đấu tranh vì thứ mình yêu thương, tin tưởng hay là anh hùng rơm? Ranh giới giữa 2 thứ này mờ nhạt như thế nào hãy để Hosseini kể cho bạn nghe câu chuyện về lòng can đảm của người mạnh lẫn người yếu, to con lẫn nhỏ bé, đàn ông và đàn bà. Câu chuyện điển hình về tính nhân văn của những người kém may mắn sinh ra ở đất nước tan hoang vì chiến tranh.

Kiến thức tôi biết về Afghanistan là con số 0 tròn trĩnh. Tác giả đem tới cho độc giả chút hương vị cuộc sống đất nước xa xôi thời bình và thời loạn. Có những nỗi đau, nỗi sợ hãi chỉ có chiến tranh mới gây ra được. Cùng lúc đọc quyển sách này, chiến tranh Nga và Ukraine vẫn chưa kết thúc dù báo chí đưa tin hết cuộc đàm phán này tới chuyến thăm nọ. Giá dầu nhiên liệu, dầu ăn làm đau đầu cả những nước kinh tế giàu mạnh như Nhật, Mỹ. Trẻ em các nước có Covid điều trị tâm lý do ở nhà quá nhiều thì trẻ em ở Ukraine phải điều trị vì lo sợ. Đọc quyển sách này, việc người đọc tự vấn bản thân sinh ra không ngu dốt, không đói nghèo, không chiến tranh có phải là quá may mắn sẽ xảy ra vì sách gợi ra rằng cho dù bạn trải qua bao nhiêu lừa lọc, tan vỡ, bạo lực, phân biệt đối xử thì hãy thử so sánh với việc sinh ra ở đất nước ngày nào cũng hơn 40 độ C, ngày ngày lo lắng từng bữa ăn, dịch bệnh, thiếu nước sinh hoạt. Khi đó nỗi đau ta chịu đựng là ở thang bậc nào so với người sinh ra ở đất nước bất hạnh nhất thế giới.

Vậy tới tấp chuyển tiền từ thiện đi các trại trẻ mồ côi, các tổ chức cứu trợ, đi phát cơm bệnh viện có phải là đúng? Bản thân bạn có thích nhìn thấy nụ cười trên môi người khác, bản thân bạn có thấy vui vì mình giúp ích cho xã hội. Bạn có thực sự thấy nụ cười đó, có cảm nhận thấy sự có ích của mình? Đừng chạy theo xã hội mà làm từ thiện, không chắc chắn cái niềm vui, niềm tin của bản thân khi chuyển tiền đi thì đừng làm.

Việc làm từ thiện của nhân vật chính của Khaled Hosseini xuất phát từ con tim, bỏ thời gian, công sức, tâm huyết và tìm thấy sự yên bình, hạnh phúc trong đó. Hãy làm điều bạn thấy hạnh phúc và có ý nghĩa, việc tìm ra nó, làm được nó có thể không dễ như bấm nút lập lệnh chuyển khoản nhưng biết đâu được sẽ có cách mới khi bỏ công sức tìm tòi.

Tản mạn sau khi đọc Người đua diều vì thấy đất nước hiện ra trong câu chuyện về Afghanistan.





No comments:

Post a Comment