Sunday, March 7, 2021

[Điểm sách] Circe – Madeline Miller, tiếng nói nữ quyền từ thế giới các thần

 Tác giả có cái tên lạ “Made – line”. Không rõ còn cách phát âm tên tác giả nào khác ngoài cách này. Nhưng để đọc tác phẩm “Circe” của người phụ nữ dạy ngôn ngữ và thơ Shakespeare này bạn nên biết sơ sơ từ vựng hay sử dụng trong thần thoại như:

-        Coax

-        Subtlety

-        Frail

-        Divinity

-        Ivory

-        Breed

-        Hawk

-        Herd

-        Naiad

-        Nymph

Biết những từ cơ bản này thì bạn sẽ đọc sách nhanh hơn một chút. Thí dụ như trong cụm “coaxed drops from the clouds or salt from the waves”. Coi phim ta vẫn nhớ Tôn Ngộ Không hay các vị thần thường “hô mưa gọi gió”, nếu không biết nghĩa từ “coax” ta vẫn có thể đoán mài mại là “gọi những hạt nước từ mây,…”, nghe cũng đủ nghĩa. Nhưng nếu mất quá nhiều thời gian vừa đọc sách vừa Google từ lạ thì dễ bị ngắt nguồn cảm hứng. Cách tốt nhất là đọc hết một lượt, quay lại tra nghĩa những từ mình đã đánh dấu. Cụm ở trên là mô tả quyền năng của “nymph” những thần thứ cấp như thần của một đoạn sông, núi, nước, cây,… mà họ sinh sống. Sức mạnh của họ không đủ mạnh để “hô mưa, gọi gió” nhưng có thể “coax” những thứ bé hơn. “Coax” nghĩa là “gently and persistently persuade”, hay gọi là “dỗ dành những hạt nước trong mây, muối trong những con sóng”. Nhân vật nữ chính sinh ra là “nymph”, người ai cũng nghĩ chỉ có thể “coax”. Cho tới hơn ½ quyển sách, sức mạnh của Circe mới chuyển sang từ “summon”, triệu hồi hay cũng gần như “hô mưa gọi gió”.

Câu chuyện của Circe không phải là câu chuyện tình yêu của những nữ thần thứ cấp mà là câu chuyện về cách cô sống sót giữa những kẻ quyền lực trong gia đình mình, trong thế giới thần thánh,  để rồi có thể đối chọi ngang bằng những kẻ quyền năng, quen được chiều theo ý mình, lạnh lùng.

“Circe” là câu chuyện nữ quyền điển hình từ góc nhìn thần thánh. Cô sống lâu và có nhiều người tình nhưng không như các câu chuyện truyền thuyết về Zeus, Helios, những kẻ có quyền thế và hay cưỡng đoạt, dụ dỗ phụ nữ. Người tình đến với Circe tự nguyện và sòng phẳng. Hermes, Odysseus, Daedalus, rất nhiều người đàn ông nữa cho tới người cuối cùng trong quyển sách này.

Chúng ta thường biết về những trò tranh cướp quyền lực trong hoàng cung qua các bộ phim truyền hình Trung Quốc, châu Âu. Trong “Circe” là chiêu trò của các nữ thần, không khác và còn khiếp đảm hơn. Không đơn thuần là ông ăn chả bà ăn nem, hay chém giết 1 vài cô gái, mà là trò chơi hành hạ tinh thần, giết người hàng loạt. Giống như sự bất mãn, tàn ác thấm đẫm trong mọi thế giới khi phụ nữ chống lại đàn ông và bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu bạn tự hỏi tại sao có quá nhiều ngày phụ nữ, 8/3, 20/10, thậm chí 14/2 cũng phải tặng quà cho phụ nữ thì nói thật phụ nữ cũng chỉ cần được chia sẻ chuyện nhà. Cả 2 người đều ngày làm việc 8 tiếng, về nhà người nấu, người rửa, người lau dọn, người đi chợ, người chăm con thì người giặt giũ. Được như vậy thì cũng đâu cần quà, đâu cần tiền. Không phải bỗng dưng có quá nhiều ngày nhắc nhở phụ nữ về quyền của mình. Có người lại nói phụ nữ bây giờ không biết chịu đựng trong hôn nhân, không biết “Cơm sôi bớt lửa”. Nếu phụ nữ sôi thì đàn ông cũng nên biết bớt lửa, không thì khỏi hôn nhân. Nếu bạn không chuẩn bị tình thần cho nữ quyền đau đáu và nỗ lực không ngừng của Circe thì không nên đọc “Circe”.


 




 Một vài người tình nổi bật:

Hermes

Odysseus


No comments:

Post a Comment