Những ngày đầu năm mới, phải lo đi kiếm khẩu trang để đi xe từ quê lên thành phố là trải nghiệm kết thúc Tết lạ lẫm nhất người Việt Nam từng có. Tôi còn không chắc lúc đó khi về đến nhà ở Sài Gòn, mình đã bỏ khẩu trang vào thùng rác hay chưa. Cầu trời là có! Tới khi đi siêu thị nhận thấy tất cả người nước ngoài đều đeo khẩu trang thì ý thức về dịch mới rõ ràng hơn. Kế hoạch đi bơi mở màn năm mới của tôi bị hủy bỏ ngay khi nghe Việt nam xuất hiện ca thứ 3 dương tính với corona.
Mấy ngày sau đó, tôi lại lần đầu tiên được biết cảm giác sung sướng khi được tháo khẩu trang y tế ra tại bàn mình lúc đã cách xa mọi người xung quanh 2 mét. Đi làm được 2 ngày thì ai cũng thở phào nhẹ nhõm khi được về nhà vào 2 ngày cuối tuần. 8 tiếng khẩu trang kè kè bên người giảm xuống còn vài tiếng khi đi shopping, cà phê. 2 ngày cuối tuần lúc nào cũng bật điện thoại kiểm tra vnexpress. Đài, facebook, bạn bè, cả thế giới đều "corona".
Tuần đi làm tiếp theo khởi đầu bằng việc không còn nhà thuốc nào có khẩu trang từ loại dùng cho y tế tới loại 3D, Airphin, vải. 1 ngày, 2 ngày tới ngày thứ 3 thì "khẩu trang" trở thành từ khóa trên tất cả báo chí, đài, mạng xã hội, trang mua bán trực tuyến. Tới giữa tuần thì nhà nước bắt đầu khuyến khích dùng khẩu trang vải. 10k là được 1 cái nhưng đeo vào là cảm giác nóng, ngợp, bần cùng nó choán ngợp. Khẩu trang vải là loại hàng bán dạo trên vỉa hè, sạp chợ chứ không có quy chuẩn như khẩu trang y tế, N95, N99, 3D.
Một cuối tuần phập phồng lại đến. Siêu thị ngày càng vắng vẻ hơn, trung tâm thương mại như cái nhà lồng, người bán còn đông hơn khách. Tới lúc này thì ngoài 10 cái khẩu trang y tế được phát miễn phí, 1 cái khẩu trang Airphin xài được 10 lần rồi, 5 cái khẩu trang vải hàng chợ thì tôi chả có gì hơn. Chai cồn sát khuẩn cũng không có hàng ngoài nhà thuốc. Làm sao chúng ta sống sót nếu cứ mỗi năm mỗi đại dịch? Con virus sau mạnh hơn con trước.
Điểm cộng duy nhất là trong khi tôi loay hoay tìm phương án sống sót mùa dịch thì chung cư tôi yên tĩnh lạ. Không ồn ào, nhậu nhẹt đêm khuya từ thứ 6 tới chủ nhật, không karaoke ầm ĩ từ hàng xóm, không tiếng trẻ con khóc, không tiếng cha mẹ chửi con vọng lên từ dưới đường. Tôi được yên tĩnh ngâm cứu, khâu lại khẩu trang vải sao cho giống khẩu trang Airphin. Chỉ thêm 4 đường khâu đơn giản là tôi có thể thở được trong cái khẩu trang vải hàng chợ. Chỉ 4 đường dập máy may, tại sao không tính tiền 20k/ cái mà bỏ thêm xíu công chạy máy may?
Nhưng có may có dập như thế nào thì khẩu trang vải cũng không dễ thở hơn khẩu trang y tế loại dùng 1 lần được. 1 người xài 2 cái/ngày. 95 tr dân Việt Nam trong đó 9 tr dân Sài Gòn là xài liên tục mỗi ngày. 2 cái x 9tr tới gần 95tr dân x 365 ngày = hơn 6,5 tỷ khẩu trang/ năm mới tính từ Sài Gòn. Một con số khủng rác thải nhựa thải ngược lại vào môi trường vốn đã bị ô nhiễm. Nếu không muốn một đại dịch nữa, có lẽ nên bớt tiền làm giàu lại để bảo vệ môi trường chăng?
Khẩu trang Airphin giặt tay được, xài 1 tháng (tối đa 50 tiếng/ cái), giá 55k.
Khẩu trang Cambridge N95, không giới hạn số giờ sử dụng, giặt tay được, giá 500k.
Chiếc khẩu trang giá 500k-1 triệu làm tôi nhớ đến câu chuyện chiếc áo măng tô của Nga ngày nhỏ vẫn thường nghe người lớn nhắc. Cứ đồ gì của Nga sản xuất thời đó là quý lắm, bền lắm, xài mãi chẳng hư. Câu chuyện ấy được nhắc mãi suốt thời niên thiếu. Đến tuổi teen thì câu hay nghe hơn là "hư để mua cái mới", "để cho nhà sản xuất sống". Sản xuất hàng loạt, giá rẻ, nhân công rẻ. Và cuối cùng, chúng ta là người lãnh đủ. Tiền nhiều, nhà cao cửa rộng làm gì để rồi nơm nớp lo sợ. Năm thì mực nước biển dâng cao, lúc thì triều cường, lúc thì mùa hè nóng đỉnh kỷ lục, hết đỉnh này tới đỉnh khác và giờ là "Corona hít vào là xỉn". Đến khi nào chúng ta ngừng làm giàu để đi làm ra cuộc sống tốt đẹp hơn, xanh tươi hơn.
Trước tiên có lẽ bằng việc mua khẩu trang giặt được. Bớt được một người là bớt được 365 ngày x 2 = 730 cái khẩu trang y tế thải vào môi trường.
Khẩu trang Airphin hiện vẫn có bán nhỏ giọt ở Pharmacy. Khẩu trang Cambridge thì không may là đã hết hàng ở UK, Sài Gòn cũng chỉ còn Tiki, VietMask bán với số lượng có hạn. Có lẽ hàng cũng được sản xuất bằng nhân công rẻ ở Trung Quốc. Cái nôi lao động giá rẻ giờ là trung tâm dịch Corona.
Hai cái khẩu trang Airphin và 5 cái khẩu trang vải. Chúc bạn và tôi may mắn sống lâu.
Mấy ngày sau đó, tôi lại lần đầu tiên được biết cảm giác sung sướng khi được tháo khẩu trang y tế ra tại bàn mình lúc đã cách xa mọi người xung quanh 2 mét. Đi làm được 2 ngày thì ai cũng thở phào nhẹ nhõm khi được về nhà vào 2 ngày cuối tuần. 8 tiếng khẩu trang kè kè bên người giảm xuống còn vài tiếng khi đi shopping, cà phê. 2 ngày cuối tuần lúc nào cũng bật điện thoại kiểm tra vnexpress. Đài, facebook, bạn bè, cả thế giới đều "corona".
Tuần đi làm tiếp theo khởi đầu bằng việc không còn nhà thuốc nào có khẩu trang từ loại dùng cho y tế tới loại 3D, Airphin, vải. 1 ngày, 2 ngày tới ngày thứ 3 thì "khẩu trang" trở thành từ khóa trên tất cả báo chí, đài, mạng xã hội, trang mua bán trực tuyến. Tới giữa tuần thì nhà nước bắt đầu khuyến khích dùng khẩu trang vải. 10k là được 1 cái nhưng đeo vào là cảm giác nóng, ngợp, bần cùng nó choán ngợp. Khẩu trang vải là loại hàng bán dạo trên vỉa hè, sạp chợ chứ không có quy chuẩn như khẩu trang y tế, N95, N99, 3D.
Một cuối tuần phập phồng lại đến. Siêu thị ngày càng vắng vẻ hơn, trung tâm thương mại như cái nhà lồng, người bán còn đông hơn khách. Tới lúc này thì ngoài 10 cái khẩu trang y tế được phát miễn phí, 1 cái khẩu trang Airphin xài được 10 lần rồi, 5 cái khẩu trang vải hàng chợ thì tôi chả có gì hơn. Chai cồn sát khuẩn cũng không có hàng ngoài nhà thuốc. Làm sao chúng ta sống sót nếu cứ mỗi năm mỗi đại dịch? Con virus sau mạnh hơn con trước.
Điểm cộng duy nhất là trong khi tôi loay hoay tìm phương án sống sót mùa dịch thì chung cư tôi yên tĩnh lạ. Không ồn ào, nhậu nhẹt đêm khuya từ thứ 6 tới chủ nhật, không karaoke ầm ĩ từ hàng xóm, không tiếng trẻ con khóc, không tiếng cha mẹ chửi con vọng lên từ dưới đường. Tôi được yên tĩnh ngâm cứu, khâu lại khẩu trang vải sao cho giống khẩu trang Airphin. Chỉ thêm 4 đường khâu đơn giản là tôi có thể thở được trong cái khẩu trang vải hàng chợ. Chỉ 4 đường dập máy may, tại sao không tính tiền 20k/ cái mà bỏ thêm xíu công chạy máy may?
Nhưng có may có dập như thế nào thì khẩu trang vải cũng không dễ thở hơn khẩu trang y tế loại dùng 1 lần được. 1 người xài 2 cái/ngày. 95 tr dân Việt Nam trong đó 9 tr dân Sài Gòn là xài liên tục mỗi ngày. 2 cái x 9tr tới gần 95tr dân x 365 ngày = hơn 6,5 tỷ khẩu trang/ năm mới tính từ Sài Gòn. Một con số khủng rác thải nhựa thải ngược lại vào môi trường vốn đã bị ô nhiễm. Nếu không muốn một đại dịch nữa, có lẽ nên bớt tiền làm giàu lại để bảo vệ môi trường chăng?
Khẩu trang Airphin giặt tay được, xài 1 tháng (tối đa 50 tiếng/ cái), giá 55k.
Khẩu trang Cambridge N95, không giới hạn số giờ sử dụng, giặt tay được, giá 500k.
Chiếc khẩu trang giá 500k-1 triệu làm tôi nhớ đến câu chuyện chiếc áo măng tô của Nga ngày nhỏ vẫn thường nghe người lớn nhắc. Cứ đồ gì của Nga sản xuất thời đó là quý lắm, bền lắm, xài mãi chẳng hư. Câu chuyện ấy được nhắc mãi suốt thời niên thiếu. Đến tuổi teen thì câu hay nghe hơn là "hư để mua cái mới", "để cho nhà sản xuất sống". Sản xuất hàng loạt, giá rẻ, nhân công rẻ. Và cuối cùng, chúng ta là người lãnh đủ. Tiền nhiều, nhà cao cửa rộng làm gì để rồi nơm nớp lo sợ. Năm thì mực nước biển dâng cao, lúc thì triều cường, lúc thì mùa hè nóng đỉnh kỷ lục, hết đỉnh này tới đỉnh khác và giờ là "Corona hít vào là xỉn". Đến khi nào chúng ta ngừng làm giàu để đi làm ra cuộc sống tốt đẹp hơn, xanh tươi hơn.
Trước tiên có lẽ bằng việc mua khẩu trang giặt được. Bớt được một người là bớt được 365 ngày x 2 = 730 cái khẩu trang y tế thải vào môi trường.
Khẩu trang Airphin hiện vẫn có bán nhỏ giọt ở Pharmacy. Khẩu trang Cambridge thì không may là đã hết hàng ở UK, Sài Gòn cũng chỉ còn Tiki, VietMask bán với số lượng có hạn. Có lẽ hàng cũng được sản xuất bằng nhân công rẻ ở Trung Quốc. Cái nôi lao động giá rẻ giờ là trung tâm dịch Corona.
Hai cái khẩu trang Airphin và 5 cái khẩu trang vải. Chúc bạn và tôi may mắn sống lâu.
No comments:
Post a Comment