Saturday, July 20, 2019

Cảm nhận sách: Cô nàng cửa hàng tiện ích - Murata Sayaka

4 tiếng là bạn s đọc xong quyn sách này. Ai tìm kiếm một câu chuyện tình cm lãng mạn, dài dòng thì đừng đọc quyn này. Báo chí giựt tít "tình yêu sét đánh" ch trong sách ch có cuộc đời trời đánh thôi.
Cái bìa sách có vẻ xì tin nhưng đừng tin, nó lừa đó. Phong thái và đề tài quyển sách này có hơi hướng của Haruki Murakami. Quyển sách này chưa đạt độ bề thế như các tác phẩm của Haruki Murakami nhưng bà cũng là 1 trong số các tác giả Nhật nữ tiêu biểu của dòng sách được công nhận là văn học thế giới. Dĩ nhiên kinh nghiệm sống của ông già 70 tuổi Murakami cũng phải có gì đó hơn được người phụ nữ 40 tuổi đời.
Quyển sách nhỏ 200 trang này dành được giải văn học cũng xứng đáng. Mở đầu câu chuyện khẳng định đang viết về một người phụ nữ bất thường. Nhưng càng đọc, tôi lại càng thấy mình trong những cái bất thường của gái trinh 36 tuổi có 18 năm kinh nghiệm làm bán thời gian trong cửa hàng tiện ích. Có ai không lo sợ mình là kẻ ngoài cuộc? Có ai chưa từng cố gắng để “fit in”, hòa nhập vào nhóm bạn, nhóm đồng nghiệp, thậm chí là cố để hòa nhập vào gia đình mình? Vậy ai thực ra cũng là một kẻ bất thường đang cố gắng được bình thường? Thế giới vận hành bởi những luật lệ của đám đông đông bất thường đang cùng làm chung một kiểu sẽ được gọi là bình thường.
Tôi còn nhớ lần đầu tiên tôi nhận biết sự bất thường trong suy nghĩ của mình là trong một bữa cơm gia đình. Là lần đầu tiên cũng chưa phải là lần cuối, tôi nhìn thấy sự giận dữ trong mắt người đàn ông sẵn sàng quát nạt con gái mình vì đi ngược lại cái ông tin là xã hội đang tin. Đó là về một bài tập làm văn, có lẽ tôi mới được điểm cao bài văn nào đó nên đã cao hứng bình luận đề tài “thời thế tạo anh hùng” và đế thêm một cách mạnh mẽ rằng tôi cũng muốn là anh hùng tạo thời thế. Chưa kịp dứt lời là đã thấy mắt ba tôi tròn trắng.
Càng lớn tôi càng thu lượm được nhiều kiểu thể hiện để nói rằng tôi đang đi ngược lại xu hướng hơn, trợn tròn có lẽ là kiểu thể hiện thẳng thắn nhất, lườm, lơ, nhíu mày, xúc phạm bằng lời lẽ, chữ viết, email… Dĩ nhiên, ngày đó tôi chẳng hiểu được tại sao cha tôi, người đàn ông trưởng thành lại chỉ một mực tin rằng chỉ có đầu trộm đuôi cướp mới là loại người “tạo thời thế”. Nếu trong xã hội Nhật Bản phát triển, bà mẹ chỉ dám giương đôi mắt sợ hãi nhìn con khác biệt thì ở xã hội như ở Việt Nam, chúng ta thẳng tay bạo hành con cái mình mà không nghĩ tới ngày về già có khi nào đứa trẻ bị bạo hành ngày đó trả lại cho mình cả vốn lẫn lời.
Cho tới giờ thì tôi có thể dửng dưng không trách cứ bản thân mình và thông cảm cho ba mẹ tôi vì luôn đi theo các chuẩn mực của xã hội.
Bạn sẽ gọi Bác Hồ là thằng cướp hay anh hùng khi người ấy dám ra đi rồi đứng lên lãnh đạo đất nước làm cách mạng, xoay chuyển thế cuộc, tạo nên cái gọi là “độc lập - tự do - hạnh phúc”? Hay ta gọi đó là thời thế đấu tranh đang lên và Bác chỉ may mắn là một trong số những người hùa theo đi giải phóng đất nước, thời thế tạo những anh hùng a dua?
Tóm lại, bình thường hay bất thường chỉ là cách gọi một hiện tượng hành xử con người chọn lấy trước một thế lực khác có quyền cao hơn mình, cúi đầu đi theo sẽ được gọi là bình thường. Nên vì chút bình yên, xin hãy cứ bình thường.
Một quyển sách mỏng 200 trang, mô tả một người con gái tinh tế lại làm tôi tốn nơ-ron thần kinh đến vậy. Tôi xin treo biển báo cho bạn trước khi đọc sách này là “Cẩn thận coi chừng sách dữ”.

Bìa sách ở Việt Nam:



Bìa sách ở các nước:







No comments:

Post a Comment