Câu chuyện trong The necessary beggar có vẻ hơi viễn tưởng, kỳ ảo nhưng lại đánh vào tâm lý của 3 thế hệ ông, chú, cháu trong một gia đình. Cách tác giả tiếp cận vấn đề có lẽ hơi kịch hóa nhưng vẫn đủ lý lẽ, nhân văn để đọc tiếp. Và kết thúc truyện cũng đáng công chờ đợi dù hơi trừu tượng của nữ tác giả 48 tuổi lúc viết sách. Cái kết giải câu đố, cái khúc mắc của cả câu chuyện.
Đặt cạnh The necessary beggar, Vợ và chồng của Tony Parsons
là một đối trọng nhân văn ngang ngửa, ít kỳ ảo hơn và do đàn ông viết về đàn ông
trong vấn đề ngoại tình. Tony đem việc li dị và ngoại tình ra phân tích nhẹ nhàng,
thật và thấm. Cả 2 tác giả đều giống nhau ở phần kịch hóa nhân vật của mình và nhân vật nam chính của Tony có hơi ẻo lả, quá tình cảm, nội tâm do cách viết
này. Bỏ qua hạt sạn, cách Tony tiếp cận ngoại tình thực tế đến nỗi ta thấy mình
và tất cả những lần “say nắng”, “nghiêng ngả” nằm trong sách, trên trang giấy về
một người khác.
2 quyển sách, mỗi quyển 1 vẻ, 1 khía cạnh trong đề tài gia đình
lại bổ trợ cho nhau như những tâm sự về đời sống hôn nhân, gia đình, tình yêu giữa
những tác giả trung niên.
No comments:
Post a Comment